Bài đăng

Người Điều Khiển Tâm Lý

  Dực Tô Thức Qủy là một nhà văn chuyên về thể loại trinh thám và điều tra tâm lý con người. Những tác phẩm của anh được nhiều bạn trẻ Trung Quốc đón đọc, trong đó có “Người điều khiển tâm lý”. Câu chuyện “Người điều khiển tâm lý” xoay quanh cô nàng Mộc Cửu, một tiến sĩ tâm lý tội phạm với thân hình nhỏ nhắn và đôi mắt đen láy làm xao động lòng người. Cô là tân binh của Đội Điều Tra Đặc Biệt, nhiệm vụ của đội là đi tìm manh mối để phá án. Cô là người luôn cung cấp những suy luận quan trọng, bởi vậy không ai có thể phủ nhận sự tài giỏi của cô. Bên cạnh đó còn có Tần Uyên – đội trưởng Đội Điều Tra. Tuy bề ngoài trông có vẻ lạnh lùng nhưng anh lại là một người cực kỳ trách nhiệm. Với sự dẫn dắt của anh, đội đã phá được những vụ án vô cùng hóc búa ở trong và ngoài thành phố . Cả đội đi từ vụ án này đến vụ án khác với những mức độ nghiêm trọng tăng dần, thậm chí là cả những vụ án tử với những tình tiết ghê rợn, biến thái. Cái chết của Trần Tử Sơ – hoa khôi đại học Minh Khả hay nữ minh tinh

Trò Chuyện Triết Học

Trò chuyện triết học là cuốn sách của tác giả Bùi Văn Nam Sơn có thể giúp chúng ta lý giải triết học là gì và lợi ích của nó đối với cuộc sống một cách gần gũi nhất. Triết học trong Trò chuyện triết học Không định nghĩa mọi khái niệm theo cách thông thường, Bùi Văn Nam Sơn nhận ra rằng, con người nhận thức thế giới thông qua quá trình lao động, sản xuất, tư duy. Thông qua những người thầy dạy có sự đồng cảm mà ngộ ra chân lý. Về cuốn sách Trò chuyện triết học Trò chuyện triết học gồm nhiều tập, là cuốn sách lưu lại 92 bài viết của nhà nghiên cứu triết học Bùi Văn Nam Sơn, đăng trên báo Sài Gòn Tiếp Thị gần 2 năm (25.5.2010 – 16.4.2012). Bản chất của Triết học vốn kén người nghe, người hiểu và người yêu thích. Tinh hoa triết học 25 thế kỷ được gói ghém trong 4 phần của 434 trang sách: Đường vào triết học, Khoa học và giáo dục, Con người tự nhiên và văn hóa, Kỹ thuật và công nghệ. Các vấn đề hóc búa của triết học được tác giả giản dị hóa tối đa có thể, các thuật ngữ triết học hay khái ni

Thứ sáu 13

  “Thứ Sáu 13” là câu chuyện ngắn viết về những điều xảy ra xung quanh những con người làm việc trong cùng một công ty. Họ làm việc với nhau hòa đồng, duy chỉ có bà Marian lại thường tỏ ra thái độ bất mãn. Bà Marian năm nay đã 55 tuổi, cái tuổi không còn trẻ nữa và gần như đã trở thành một bà già khó tính. Bà vẫn giữ trong mình tư tưởng phân biệt chủng tộc cũ rích. Đặc biệt là Chiêu và Petro, hai người ngoại kiều. Đặc biệt, bà còn mắc bệnh sạch sẽ nghiêm trọng. Tất cả những đồ vật của bà đều được lau chùi sạch sẽ không có một hạt bụi nào. Và cứ vào thứ sáu ngày 13 là bà lại gặp xui xẻo. Đã ba lần rồi, bà coi đó như một điều ám ảnh và đã thề rằng sẽ không ra khỏi nhà vào cái ngày ấy nữa. Thứ sáu ngày 13 lại một lần nữa đến gần. Bà Marian thì luôn bồn chồn lo lắng. Và quả thực, điều tồi tệ đã xảy ra với bà. Thằng chồng đểu cách bà hơn 20 tuổi đã lừa dối bà, phản bội bà. Câu chuyện tình giữa bà và hắn chỉ vỏn vẹn trong một tuần và cuộc kết hôn đã hình thành. Cũng chính từ lúc ấy, cuộc đời

Lão hà tiện

“Lão Hà Tiện” là một tác phẩm hài kịch đặc sắc nổi bật của tác giả Molière, một nhà hài kịch người Pháp, người được mệnh danh là “người hề vĩ đại” trong nền văn học Pháp, không những nổi danh ở đất nước mẹ đẻ của mình, Molière còn là niềm kiêu hãnh của cả lịch sử sân khấu thế giới. Tác phẩm “lão hà tiện” gồm năm hồi tất cả. Hồi đầu tiên giới thiệu về nhân vật chính, ông Arpagong một ông lão có tính keo kiệt và cực kì hà tiện, lão luôn nghi ngờ tất cả mọi người, kể cả hai người con của lão. Lão có một người con gái và một người con trai, những người mà chẳng bao giờ được lão ngó ngàng đến. Con gái lão yêu tha thiết một chàng trai Anxenmo nhưng chính lão lại bắt con gái của mình gả cho một ông già đã qua tuổi năm mươi vì ông ta không đòi của hồi môn. Còn người con trai còn lâm vào cảnh trớ trêu hơn, anh yêu một cô gái vô cùng cùng hiếu thảo và nết na có tên là Mariano lại chính bị cha mình đòi lại làm vợ. Vậy câu chuyện sẽ diễn biến như thế nào,...nếu như họ giả vờ nghe theo ý cha của mì

Đò Dọc

  “Đò dọc” thuộc dòng tiểu thuyết hiện thực xã hội tiến bộ của Bình Nguyên Lộc, một trong những nhà văn tiêu biểu của miền Nam Việt Nam trước 1975. Câu chuyện là những diễn biến xoay quanh một gia đình có bồn người con gái, sống trong buổi giao thời giữa những năm 1950. Mở đầu câu chuyện là quá trình tránh đạn của gia đình ông. Bốn người con gái sau khi học được một chút chữ nghĩa thì gia đình ông quyết định chuyển về một xóm quê khô cằn của miền Đông Nam Bộ. Cuộc sống giữa hằng đó con người, hằng đó câu chuyện vẫn cứ đơn điệu xoay quanh mỗi ngày khiến chúng bỗng dưng trở thành nguy cơ biến các cô gái xinh đẹp như con gái ông trở thành những bà già héo úa hết sắc xuân. Và tất nhiên giống như những cô gái đôi mươi khác, các cô đêu có tâm tình riêng nhưng cả ba mẹ cô đều không ai có thể hiểu được. Nên việc chia sẻ với họ là khó khăn vô cùng.  “Đò dọc” là một tác phẩm tiêu biểu tôn vinh giá trị gia đình vào thời đất nước đang trong thời kì ác liệt giữa cuộc chiến. Gia đình lúc này được co

Chấp Mê

  Trên thế gian có bao nhiêu cám dỗ, ấy vậy mà chỉ riêng hình bóng nam nhân là lọt vào mắt kẻ đa tình… Một đêm trăng mờ ảo, bóng trải dài trên mặt đất, phủ lên những đỉnh núi không người chỉ lổm nhổm những phiến đá cô độc. Khung cảnh đó đều gói gọn hết trong tầm mắt của Minh Diễm, hắn ta treo mình trên một cây đào trầm mặc, trên tay là một bình ngọc đựng thứ rượu mà hắn yêu thích. Sở dĩ ba tháng nay hắn cứ lui tới nơi đây bởi vì vừa để thưởng rượu, vừa để chiêm ngưỡng vị tu sĩ bạch y xuất hiện hằng đêm trên đỉnh Trụy Nguyệt Phong. Vị tu sĩ ấy thể trạng rất tốt, da dẻ sáng bóng, chỉ có đôi mắt là tối tăm. Vậy một tu sĩ mù thì có gì đặc biệt cơ chứ?  Đối với thiên hạ, Hàn Chương có thể là một kẻ mù lòa vô dụng, thế nhưng đối với Minh Diễm, chính đôi mắt như đầm sâu ấy đã thực sự làm rung động trái tim hắn. Hắn say sưa ngắm nhìn, quên mất bản thân mình đã vì nam nhân mà dường như bất động. Một kẻ kinh tài tuyệt diễm như thế, chỉ ba tháng đã luyện đến tầng thứ chín của Thiên Diễn tiên tông

Thời Của Thánh Thần

    “Thời Của Thánh Thần” là một cuốn sách được độc giả đánh giá khá cao về nội dung khi đề cập đến vấn đề xã hội Việt Nam trong thời kỳ sau Cách Mạng Tháng Tám 1945 cho đến thời kỳ hội nhập hiện nay. Qua lăng kính của tác giả về một gia đình có những số phận khác nhau, cuốn sách đã kể lại chân thực những sự kiện lớn của đất nước như Cải cách ruộng đất, đấu tranh chống Nhân văn Giai Phẩm, Giải phóng miền Nam- thống nhất đất nước. Tại một vùng làng quê tại đồng bằng châu thổ sông Hồng, có một gia đình với những con người mang số phận khác nhau. Đó là một gia đình truyền thống khoa bảng, vốn thân thiết với nhau nhưng sau cách mạng, mỗi người lại chọn cho mình một lối đi riêng. Người thì trở thành cán bộ, người là nhà thơ nhưng lại bị xét vào thành phần phản động, người thì chọn cuộc sống ở Mỹ, người thì ở tiếp tục cuộc sống nông thôn cày ruộng. Cuốn sách dày 650 trang với 29 chương đem đến cho người đọc nhiều nội dung hữu ích và mở ra một tầm nhìn mới, toàn diện hơn về xã hội và con ngườ